Nhân tướng Lương Hồng
Nhân tướng Lương Hồng
Nhân tướng Lương Hồng
  • Trang chủ
  • / Tin tức
  • / NHỮNG VIỆC NÊN TRÁNH KHI XÂY DỰNG NHÀ Ở

NHỮNG VIỆC NÊN TRÁNH KHI XÂY DỰNG NHÀ Ở

Các cụ xưa thường nói, có 3 việc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”. Xây dựng nhà ở là xây dựng nền tảng cho hạnh phúc gia đình hòa thuận và phát triển sự nghiệp. Người xưa quan niệm rằng có an cư thì mới lạc nghiệp, cho nên làm nhà là điều tối quan trọng “Lấy vợ xem tuổi đàn bà. Làm nhà xem tuổi đàn ông”. Ngôi nhà là công trình tài sản có giá trị lớn cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng và đảm bảo đúng phong thủy. Dưới đây là những việc nên tránh khi xây dựng nhà ở mà có thể bạn chưa biết.

 

1. Có một thửa đất nên xây nhà thế nào?

 

Khi có một thửa đất riêng lẻ không nên xây ba ngôi nhà liền kề nhau. Bạn chỉ nên xây hai hoặc bốn ngôi nhà. Bởi vì ngôi nhà ở giữa không được nhiều sinh khí như hai ngôi nhà hai bên. Thế nhà đất này phạm vào “tam liên bại lộc trung chi”. Nói chung là không xây số ngôi nhà trên cùng một mảnh đất là số lẻ. 
Mỗi thửa đất sẽ có một phần khí riêng, sự chia cắt riêng lẻ là điều không nên làm trong phong thủy, đặc biệt là chia làm ba.

 

2. Xung quanh đều nhà thấp, có nên xây nhà cao không?

 

Xung quanh mảnh đất đều là những ngôi nhà thấp, bạn không nên xây nhà của mình có chiều cao gấp quá nhiều lần so với chiều cao các công trình kề cận.
Theo phong thủy, chiều cao cách biệt quá lớn sẽ làm mất cân bằng  âm dương. Nhà quá cao sẽ bị cô đơn, lẻ loi, phần dương mạnh quá sẽ không tốt cho người sống trong nhà.
Nếu quan sát các công trình bên phương Tây sẽ thấy họ rất ý thức trong việc xây dựng mặc dù họ không theo quan niệm  m dương, Ngũ hành. Khi xây tháp chuông ở nhà thờ, người phương Tây chỉ xây tháp thứ nhất cao hơn tháp hai bên một chút ít. Đặc biệt khi cả một khu vực chỉ có một nhà thờ, mà nhà thờ thường xây cao trội hơn so với công trình xung quanh.
Về quan điểm nhân sinh xã hội, nhà quá cao so với các công trình kế bên luôn là tâm điểm chú ý của mọi cái nhìn. Vì vậy dễ dẫn đến sự tò mò, soi mói và tọc mạch từ thiên hạ.

 

3. Gia đình ít người có nên xây nhà quá rộng không?

 

Gia đình ít người không nên xây nhà quá to, quá rộng, nhiều phòng sẽ gây cảm giác vắng vẻ, lạnh lẽo. Trong phong thủy, ngôi nhà như vậy là mất cân bằng, phạm vào chữ “Tịch” (vắng vẻ). Ngôi nhà nên tương xứng với số người ở để tạo hơi ấm và sinh khí.

 

4. Căn hộ nhỏ nên để phòng khách thế nào?

 

Nếu chỉ có một căn hộ nhỏ thì không nên để phòng khách quá lớn sẽ tạo cảm giác lạnh nhạt.
Phòng khách vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, cần có diện tích vừa phải nằm trong tổng thể ngôi nhà. Nếu căn hộ nhỏ mà phòng khách quá lớn thì khách đến nhà sẽ có ngay cảm giác lạnh nhạt.

 

5. Nhà diện tích nhỏ có nên để sân không?

 

Hiện nay, nhiều gia chủ có mảnh đất không quá rộng, khi xây nhà rất băn khoăn có nên để khoảng sân trống hay không? Theo phong thủy, khoảng sân trống được gọi là bể khí, là nơi tích tụ sinh khí. Đồng thời, khu vực này cũng điều tiết luồng khí đi vào trong nhà một cách ôn hòa.
Sân trống trước nhà còn có giá trị giữ khoảng cách an toàn cho ngôi nhà, giúp người nhà quan sát trước những nguy cơ xâm nhập vào nhà.
Có thể làm nhà kiểu chữ “L” để tạo khoảng trống cũng là giải pháp hữu ích cho ngôi nhà có thế đất hẹp mà vẫn có khoảng sân phía trước.

 

6. Nên nhà nên để cao bao nhiêu thì tốt?

 

Nền móng ngôi nhà cần cao hơn mặt bằng chung xung quanh. Thế đất thấp thường “âm vượng”, bốn mùa âm khí quẩn quanh nhà, người nhà thường ốm yếu, sức khỏe không tốt.
Nền đất cao còn tránh từ tù đọng và giúp cho uế khí được đào thải ra khỏi ngôi nhà một cách dễ dàng.
Nền nhà nên để cao khoảng tam cấp (3 bậc) so với nền đất xung quanh là vừa đẹp, quá cao so với bình địa cũng không tốt. Nếu muốn để nền nhà cao hơn thì tối đa là ngũ cấp (5 bậc), cửu trùng (9 bậc) chỉ dành cho các công trình tâm linh, thờ tự như chùa, đền....không phù hợp với nhà ở.

 

7. Có nên xây cổng vòm hay không?

 

Xung quanh ngôi nhà nên có tường bao quanh dẫn vào trong nhà, như vậy mới dẫn được vượng khí vào nhà. Cổng vòm dạng hình bán nguyệt ngụ ý mang tiền bạc tới nhà, là điều rất tốt.
- Tuy nhiên, không nên xây cổng vòm ở nơi đất mấp mô, gồ ghề, tường lồi lõm.
- Cửa cổng vòm không nên quá gần nhà ở.
- Trên cổng vòm không nên có dây leo, đặc biệt là cổng vòm gỗ là tối kỵ, vì “mộc bao thổ”.
- Cửa vòm cổng ngõ phải cao, cửa rộng hơn cửa chính và các cửa khác trong nhà.
- Cửa vòm cần tròn dạng bán nguyệt, không nên làm cửa khuyết

 

8. Cửa cổng, cửa chính trong nhà ở cần lưu ý gì?

 

Cửa cổng và cửa chính trong nhà nên để cánh mở vào phía trong, không nên đẩy ra ngoài. Ngụ ý là chủ nhà luôn đón khách vào chơi.
Ngoài cổng hay cửa chính có thể đặt sư tử, nghê ...bằng đá hay sứ quay hướng ra ngoài mang ý nghĩa nghênh đón khách quý và trừ tà tránh ác.

 

9. Nên để bậc thềm nhà hợp phong thủy như thế nào?

 

Hầu hết các ngôi nhà đều để bậc thềm, nên làm thềm hết toàn bộ chiều rộng của nhà. Trường hợp làm thềm chỉ bằng một phần chiều rộng của nhà sẽ làm hạn chế khả năng đón khí trong phong thủy.
Về nhân sinh, nhà có bậc thềm ngắn gây ấn tượng không tốt với khách khi tới thăm vì biểu thị sự hạn hẹp, o bế.....

 

10. Trang trí trong nhà cần lưu ý gì?

 

Việc sắp xếp, trang trí trong nhà là vô cùng quan trọng, đặc biệt là phòng khách. Nơi này có nhiều đồ dùng, không gian rộng và là bộ mặt của ngôi nhà. Vì vậy, khi trang trí nhà cần lưu ý những điều cấm kỵ sau đây:
- Các đồ vật trang trí trong nhà không nên lấn át, cạnh tranh nhau về kích thước, màu sắc hay tính chất... Theo triết lý  m dương, ngũ hành sự triệt phá, đối chọi nhau, cạnh tranh nhau đều không đem lại lợi ích tốt đẹp. Vì vậy, khi trang hoàng nhà cửa cần chú ý đến sự hài hòa, tương quan lẫn nhau giữa các đồ vật.
- Mới vào nhà đã nhìn thấy gương ngay là điều không hay. Gương trong phong thủy có nghĩa là sự cản phá. Nếu vào nhà đã nhìn thấy gương thì đó là dấu hiệu của sự cản phá cả khí tốt lẫn xấu. Do đó, chỉ nên treo gương ở vị trí hóa giải thế sát, thế xấu cho ngôi nhà.
- Trong một phòng không nên treo hai đồng hồ. Đồng hồ mang tính động, trong phòng nhiễu động thì lấn tĩnh làm cho người nhà không được an yên, luôn có cảm giác nóng lòng, bị hối thúc.

 

11. Phòng có hai cửa nên chú ý gì?

 

Phòng trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ không nên mở cùng lúc hai cửa (nếu phòng đó có 2 cửa ra vào. Cùng với ý nghĩa an tịnh, mở cả 2 cửa phòng sẽ khiến ta bị phân tâm mà không chú ý vào sự nghỉ ngơi hoặc tập trung làm việc.

 

12. Ngôi nhà đang ăn nên làm gia cấm kỵ điều gì?

 

“An gia yên vị” có nghĩa là: ngôi nhà đang yên vui, đầm ấm, tấn phát, thịnh vượng, mạnh khỏe....thì không nên dời đi. Cho dù ngôi nhà ấy quá nhỏ, quá lớn, quá hẹp hoặc tìm được ngôi nhà khác vừa gì hơn. Vì việc chuyển nhà mới chưa chắc đã tốt hơn nhà cũ. Nhà đang yên ấm thì chớ nên chuyển đi.


Những việc cần tránh khi xây dựng nhà ở sẽ giúp cho gia chủ có ngôi nhà hợp phong thủy, thu hút những may mắn, tài lộc và điều tốt lành, mang tới sức khỏe, an khang và thịnh vượng cho người trong nhà. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn để chúng tôi có thêm động lực cho bài viết mới nhé!
 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN